Giá tôm thẻ đang sụt mạnh, sắp khởi sắc trở lại?
Hiện ngành nuôi tôm đang đứng trước không ít khó khăn, nhất là giá tôm thẻ chân trắng đã và đang sụt giảm mạnh, nhất là từ đầu tháng 5 đến nay, nhưng liệu có khởi sắc trở lại trong thời gian tới?
Đây là nội dung được nhiều đại biểu quan tâm tại Hội nghị “ Các giải pháp trọng tâm để phát triển ngành tôm bền vững” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với tỉnh Bạc Liêu tổ chức ngày 3/6.
Theo báo cáo của Tổng Cục thủy sản, từ đầu năm đến nay tình hình nuôi trồng thủy cả nước tương đối ổn định. Diện tích nuôi tôm nước lợ 5 tháng đầu năm đạt gần 637.000 ha, bằng 102% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, diện tích thả nuôi tôm sú trên hơn 582.000 ha, tôm thẻ chân trắng là 54.500 ha. Sản lượng thu hoạch gần 200.000 tấn, bằng 111,1% so với cùng kỳ năm 2017. Kim ngạch xuất khẩu trong những tháng đầu năm tăng 13,3% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, theo ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện ngành nuôi tôm đang đứng trước không ít khó khăn, nhất là giá tôm thẻ chân trắng đã và đang sụt giảm mạnh, nhất là từ đầu tháng 5 đến nay. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ tôm đang gặp nhiều khó khăn do rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu, công tác dự báo thị trường chưa kịp thời, hiện tượng bơm chích tạp chất vào tôm chưa được xử lý triệt để.
Dự báo về giá tôm nguyên liệu trong thời gian tới, nhất là đối với con tôm thẻ chân trắng, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định: Do nguồn cung các nước được dự báo đều tăng, cũng như sản lượng tôm tồn kho còn nhiều, nên khả năng năm 2018 có thể giá tôm nguyên liệu không tăng cao, nhất là con tôm thẻ chân trắng.
Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn thủy sản Minh Phú- doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam và thế giới cho biết, giá tôm nguyên liệu sẽ được cải thiện do các nước có tôm đã qua thu hoạch rộ, nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu Việt Nam đã bắt đầu ký được hợp đồng lớn, sẽ đẩy giá tôm nguyên liệu trên thị trường tăng cao.
Cùng quan điểm này, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chia sẻ: Tỉnh có diện tích nuôi tôm sú hơn 270.000 ha, mặc dù thời gian gần đây giá tôm thẻ nguyên liệu giảm mạnh nhưng tôm sú vẫn giữ ổn định và luôn cao hơn tôm thẻ khoảng 40%. Đặc biệt, liên tục từ năm 2011 đến nay, giá tôm sú luôn đứng ở mức cao, có lúc giá tôm đạt đỉnh điểm hơn 350.000 đồng/kg, cao gấp 2- 3 lần so với tôm thẻ.
TTXVN dẫn lời Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường lưu ý, Tổng cục Thuỷ sản, các hiệp hội thủy sản phải làm tốt công tác dự tính, dự báo để khuyến cáo cho người dân nuôi tôm cung ứng đủ cho nhu cầu thị trường, tránh tình trạng nguồn cung vượt cầu như thời gian vừa qua.
Theo Bộ trưởng, thời gian tới thị trường tôm sẽ khởi sắc trở lại và các doanh nghiệp bắt đầu thu mua mạnh. Do đó người nuôi tôm phải thật sự bình tĩnh, không nên hoang mang, dao động trước giá tôm sụt giảm như hiện nay mà bán tháo gây thất thoát, thua lỗ.
Ngoài ra, Bộ trưởng yêu cầu các tỉnh phải tập trung quản lý, hướng dẫn nông dân nuôi tôm đảm bảo đúng quy trình, chất lượng, không có dư lượng, ứng dụng tốt các khoa học công nghệ vào sản xuất, hình thành các vùng nuôi bền vững, kiểm soát tốt dịch bệnh, đảm bảo khâu liên kết sản xuất theo chuỗi, gắn kết giữ người nuôi và doanh nghiệp.
Đặc biệt, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị của Bộ phải vào cuộc cùng với các địa phương để mở rộng quy mô sản xuất, giúp người nuôi tôm ứng dụng các kỹ thuật cao trong chăn nuôi. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tăng cường phối hợp với các bộ, ngành có liên quan để giải quyết những khó khăn về chế biến, hạ tầng vùng nuôi, điện phục vụ sản xuất, giá sản phẩm đầu ra, nhằm đảm bảo cho nghề nuôi tôm phát triển một cách bền vững trong thời gian tới…
Tại Hội nghị, ngành chuyên môn, nhà khoa học, doanh nghiệp cũng thống nhất cao đề ra giải pháp từ nay đến cuối năm, là tăng cường tuyên truyền cho người chăn nuôi tuyệt đối không sử dụng chất cấm, lạm dụng thuốc, hóa chất trong chăn nuôi; xử lý nghiêm tình trang bơm chích tạp chất vào tôm.
Riêng với tôm thẻ chân trắng, tạm thời giảm mật độ thả, giải vụ, rải vụ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để giảm giá thành sản phẩm; tập trung nuôi tôm sú, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên tôm.
Ngoài ra, cần xây dựng vùng tôm an toàn dịch bệnh; tăng cường xúc tiến thương mại, kịp thời tháo gỡ các rào cảng thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu để tăng giá thành tôm nuôi.
Theo báo cáo của Tổng Cục thủy sản, từ đầu năm đến nay tình hình nuôi trồng thủy cả nước tương đối ổn định. Diện tích nuôi tôm nước lợ 5 tháng đầu năm đạt gần 637.000 ha, bằng 102% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, diện tích thả nuôi tôm sú trên hơn 582.000 ha, tôm thẻ chân trắng là 54.500 ha. Sản lượng thu hoạch gần 200.000 tấn, bằng 111,1% so với cùng kỳ năm 2017. Kim ngạch xuất khẩu trong những tháng đầu năm tăng 13,3% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, theo ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện ngành nuôi tôm đang đứng trước không ít khó khăn, nhất là giá tôm thẻ chân trắng đã và đang sụt giảm mạnh, nhất là từ đầu tháng 5 đến nay. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ tôm đang gặp nhiều khó khăn do rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu, công tác dự báo thị trường chưa kịp thời, hiện tượng bơm chích tạp chất vào tôm chưa được xử lý triệt để.
Dự báo về giá tôm nguyên liệu trong thời gian tới, nhất là đối với con tôm thẻ chân trắng, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định: Do nguồn cung các nước được dự báo đều tăng, cũng như sản lượng tôm tồn kho còn nhiều, nên khả năng năm 2018 có thể giá tôm nguyên liệu không tăng cao, nhất là con tôm thẻ chân trắng.
Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Quang, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn thủy sản Minh Phú- doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam và thế giới cho biết, giá tôm nguyên liệu sẽ được cải thiện do các nước có tôm đã qua thu hoạch rộ, nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu Việt Nam đã bắt đầu ký được hợp đồng lớn, sẽ đẩy giá tôm nguyên liệu trên thị trường tăng cao.
Cùng quan điểm này, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chia sẻ: Tỉnh có diện tích nuôi tôm sú hơn 270.000 ha, mặc dù thời gian gần đây giá tôm thẻ nguyên liệu giảm mạnh nhưng tôm sú vẫn giữ ổn định và luôn cao hơn tôm thẻ khoảng 40%. Đặc biệt, liên tục từ năm 2011 đến nay, giá tôm sú luôn đứng ở mức cao, có lúc giá tôm đạt đỉnh điểm hơn 350.000 đồng/kg, cao gấp 2- 3 lần so với tôm thẻ.
TTXVN dẫn lời Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường lưu ý, Tổng cục Thuỷ sản, các hiệp hội thủy sản phải làm tốt công tác dự tính, dự báo để khuyến cáo cho người dân nuôi tôm cung ứng đủ cho nhu cầu thị trường, tránh tình trạng nguồn cung vượt cầu như thời gian vừa qua.
Theo Bộ trưởng, thời gian tới thị trường tôm sẽ khởi sắc trở lại và các doanh nghiệp bắt đầu thu mua mạnh. Do đó người nuôi tôm phải thật sự bình tĩnh, không nên hoang mang, dao động trước giá tôm sụt giảm như hiện nay mà bán tháo gây thất thoát, thua lỗ.
Ngoài ra, Bộ trưởng yêu cầu các tỉnh phải tập trung quản lý, hướng dẫn nông dân nuôi tôm đảm bảo đúng quy trình, chất lượng, không có dư lượng, ứng dụng tốt các khoa học công nghệ vào sản xuất, hình thành các vùng nuôi bền vững, kiểm soát tốt dịch bệnh, đảm bảo khâu liên kết sản xuất theo chuỗi, gắn kết giữ người nuôi và doanh nghiệp.
Đặc biệt, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị của Bộ phải vào cuộc cùng với các địa phương để mở rộng quy mô sản xuất, giúp người nuôi tôm ứng dụng các kỹ thuật cao trong chăn nuôi. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tăng cường phối hợp với các bộ, ngành có liên quan để giải quyết những khó khăn về chế biến, hạ tầng vùng nuôi, điện phục vụ sản xuất, giá sản phẩm đầu ra, nhằm đảm bảo cho nghề nuôi tôm phát triển một cách bền vững trong thời gian tới…
Tại Hội nghị, ngành chuyên môn, nhà khoa học, doanh nghiệp cũng thống nhất cao đề ra giải pháp từ nay đến cuối năm, là tăng cường tuyên truyền cho người chăn nuôi tuyệt đối không sử dụng chất cấm, lạm dụng thuốc, hóa chất trong chăn nuôi; xử lý nghiêm tình trang bơm chích tạp chất vào tôm.
Riêng với tôm thẻ chân trắng, tạm thời giảm mật độ thả, giải vụ, rải vụ, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để giảm giá thành sản phẩm; tập trung nuôi tôm sú, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên tôm.
Ngoài ra, cần xây dựng vùng tôm an toàn dịch bệnh; tăng cường xúc tiến thương mại, kịp thời tháo gỡ các rào cảng thương mại, tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu để tăng giá thành tôm nuôi.